Những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả niềng răng mà bạn cần sớm từ bỏ

Những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả niềng răng mà bạn cần sớm từ bỏ

Nếu để ý, bạn sẽ thấy ai cũng sẽ có một hoặc vài hành động, thói quen thường làm với răng miệng của mình. Chúng được lặp đi lặp lại một cách đều đặng hằng ngày và gần như trở thành tiềm thức. Chúng ta làm mà thậm chí là ko ý thức. Tuy nhiên, sau khi thực hiện quá trình chỉnh nha niềng răng, bạn cần điều chỉnh và từ bỏ một số thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là răng niềng vốn rất dễ bị tổn thương và có độ mẫn cảm cao hơn so với bình thường.
Sau đây là một số thói quen xấu bạn cần từ bỏ trước và trong quá trình niềng răng để giúp sở hữu được mộ bộ răng thẩm mỹ.
1. Tự Ý Điều Chỉnh Dây Cung, Mắc Cài Theo Ý Muốn Cá Nhân

Tự điều chỉnh dây cung và mắc cài rất nguy hiểm
Dây cung và mắc cài đã được nha sĩ chỉnh nha lắp đặt và điều chỉnh lưcj phù hợp với cơ địa của từng người. Trong khoảng thời gian khi mới niềng răng, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy có một số sự khó chịu như mỗi khi nói chuyện hay ăn uống sẽ bị vướng víu mắc cài hoặc dây cung hoặc bị dây cung đâm vào má… Như một phản xạ thông thường, nhiều người sẽ sử dụng tay để điều chỉnh lại cho thoải mái. Việc làm này sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền đến các mắc cài còn lại có thể tạo ra các cơn đau hoặc ê buốt răng do vị trí cố định đã bị dich chuyển.
Nếu mắc cài hoặc dây cung gây ra khó chịu quá mức, bạn nên liên hệ với phòng khám hoặc nha sĩ thực hiện niềng răng cho bạn để được họ thực hiện điều chỉnh các khí cụ này phù hợp với bạn .
2. Cắn Móng Tay, Nghiến Răng, Cắn Đầu Bút
Việc cắn, nghiến sẽ rất dễ làm răng niềng bị tổn thương do hoặc bị xê dịch theo hướng không mong muốn, tệ hơn có thể gây ra mẻ răng làm hỏng cả quá trình niềng răng của bạn. Hạn chế tối đa việc cắn vào những đồ vật cứng, nhọn theo thói quen sẽ giúp bảo vệ toàn vẹn sức khỏe răng niềng của bạn.
3. Sử Dụng Những Loại Thực Phẩm Không Tốt Cho Việc Vệ Sinh Răng Niềng

Các loại thực phẩm nên tránh xa
Việc ăn những loại thực phẩm nhiều đường, quá dai, cứng hoặc hay dính…là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình niềng răng gặp nhiều trở ngại.
• Đối với độ ăn cứng: để ăn các loại thực phẩm này buộc bạn phải huy động một lực cắn mạnh từ cơ miệng nên rất dễ gây bung, tuột mắc cài hoặc nứt răng.
• Đồ ăn quá dinh: sau khi ăn xong sẽ để lại rất nhiều mảng bám trong răng, mắc cài, kẽ răng khiến việc vệ sinh răng niềng, diễn ra rất khó khăn. Nếu không loại bỏ được hết sẽ dẫn đến các tình trạng sâu răng, viêm răng…không đảm bảo tốt sức khỏe răng miệng.
• Đồ ăn nhiều đường, nhiều ga: sẽ tạo thành các mảng bám trên thành răng mắc cài, dây cung.
Cần loại bỏ những món ăn này ra khỏi thói quen ăn uống của bạn càng sớm càng tốt để giúp đảm bảo tốt cho sức khỏe răng miệng.
4. Sử Dụng Các Loại Thức Uống Không Tốt

Những loại thức uống không tốt cho răng niềng
Sử dụng nhiều các loại thức uống như: nước ngọt có ga, soda, rượu, bia, cafe…sẽ làm hỏng và ôxy hóa mắc cài, dây cung, ngoài ra còn gây ra các triệu chứng hôi miêng, làm hỏng men răng theo thời gian. Gây ra nhiều tác động tiêu cực đến quá trình niềng răng của bạn.
5. Chơi Các Loại Hình Thể Thao Mạnh Mà Không Đeo Đồ Bảo Hộ

Cần đeo đồ bảo hộ răng trước khi chơi thể thao
Việc tập luyên những môn thể dục, thể thao sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho răng. Tuy nhiên với những môn có tính đối kháng và thường xuyên xảy ra va chạm, bạn cần chuẩn bị kỹ các thiết bị bảo hộ và các sản phẩm giảm đau cho răng của bạn tránh khỏi các va đập, chấn động mạnh gây tổn thương răng. Hãy lựa chọn các bài tập nhẹ, phù hợp với thể trạng và tình hình niềng răng của bạn. Sử dụng máng bảo hộ trước khi tập luyện là và sáp nha khoa khi gặp bị đau là phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng niềng.
6. Thường Xuyên Cho Tay Tiếp Xúc Trực Tiếp Với Răng Niềng
Một số trường hợp khi bị đau nhức, ê buốt răng thường cho ngón tay vào miệng để xoa nhẹ nhằm giảm cơn đau. Việc làm này có thể khiến răng, nướu của bạn bị nhiệm trùng hoặc vô ý làm hở mắc cài, dây cung niềng răng. Trong trường hợp này hãy sử dụng những sản phẩm giúp giảm đau nhanh như sáp nha khoa https://www.thietbinhakhoa.vn/csnrmc-sap-chinh-nha-piksters-2x5-thanh. Cần chú ý vệ sinh tay thật sạch trước khi sử dụng sáp.
7. Không Vệ Sinh Răng Niềng

Cần thường xuyên vệ sinh răng niềng
Lười vệ sinh răng niềng hoặc làm không đúng cách là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Không chỉ đơn giản dừng lại ở viêc sử dụng bàn chải đánh răng là xong, bạn cần có một bộ dụng cụ chuyên dụng cho việc vệ sinh răng niềng: các loại bàn chải (bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ răng, chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước xúc miệng, sáp nha khoa… và cần nắm rõ cách thực hiện đúng quy trình vệ sinh để giúp loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn ra khỏi khoang miệng của bạn.
8. Không Thực Hiện Nghiêm Túc Việc Tái Khám Định Kỳ

Tuân thủ nghiêm việc tái khám định kỳ
Không thực hiện tốt việc tái khám định kỳ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quy trình niềng răng. Đây chính là việc làm quan trọng mà bạn cần tuân thủ tốt, thông qua việc tái khám nha sĩ kiểm tra, chuẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu răng, mắc cài, cây cung có có xảy ra bất trắc. Thông qua việc tái khám định kỳ, nha sĩ nắm được chuyển động và thời gian dự kiến hoàn thành quá trình niềng xem có khớp với nhau không. Kèm với đó là những khuyên về điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt, cách vệ sinh răng niềng sao thật phù hợp vơi tình trạng răng của bạn.
Trên đây là 8 thói quen phổ biến mà người niềng răng hay mắc phải. Hãy tập loại bỏ dần các thói quen tiêu cực này để đảm bảo an toàn và nhánh chóng sở hữu được một hàm răng thẩm mỹ theo nhu cầu của bạn.
Quay lại blog

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.